Breaking News

Phụ nữ mang thai ăn long nhãn được không?

Bài viết là câu trả lời chi tiết của dacsanphohien cho câu hỏi phụ nữ mang thai ăn long nhãn có được không? Mời các bạn cùng tham khảo ở bài viết dưới đây

--> Nếu chưa biết long nhãn là gì, bạn có thể tìm hiểu chi tiết ở bài viết: http://dacsanphohien.blogspot.com/2015/10/long-nhan-la-gi.

Long nhãn là loại cùi nhãn được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày với nhiều cách sử dụng như nấu nước uống, ăn vặt, nấu chè, ngâm rượu hoặc hầm thuốc. Theo nghiên cứu của đông y, long nhãn có tính ngọt, thuộc tính ôn, có tác dụng dưỡng khí, bổ huyết, bổ ích, kiện tỳ,... Đặc biệt, đối tượng sử dụng long nhãn rất đa dạng, có thể sử dụng cho hầu hết mọi người như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, đàn ông, người bị suy nhược cơ thể hoặc làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, chúng ta có nên sử dụng long nhãn nhục để bồi bổ sức khỏe hay không?


Ths.BS Nguyễn Thị Hằng, bệnh viện y học cổ truyền quân đội Việt Nam cho biết, long nhãn có tính ấm, vị ngọt thơm nên những người mắc chứng nóng trong người, táo bón, huyết áp cao thì không nên ăn. Đặc biệt là phụ nữ đang mai thai dưới 3 tháng thì không nên sử dụng sản phẩm này


Tại sao phụ nữ mang thai lại không nên ăn long nhãn nhục

Khi mang thai, do một số sự thay đổi về nội tiết, cơ địa của người phụ nữ trở nên yếu hơn so với bình thường. Thêm nữa, quá trình nghén trong 3 tháng đầu khi mang thai, cơ thể  phụ nữ phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong, táo bón, huyết áp không ổn định, lúc này ăn long nhãn không những không có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn khiến triệu chứng nóng trong thêm trầm trọng. Nguy hiểm hơn, sử dụng quá nhiều nhãn nhục còn khiến cơ thể người mẹ bị đau tức bụng dưới, ra huyết, tổn thương thai khí dẫn đến sảy thai

Tuy nhiên, khi thai nhi đã phát triển ổn định, sau 6 tháng, người thai phụ có thể sử dụng long nhãn với liều lượng thích hợp để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Có rất nhiều trường hợp các thai phụ bị mắc bệnh thiếu máu được các bác sỹ đông y khuyên sử dụng nước long nhãn ở 3 tháng cuối để bổ sung khí huyết, lấy lại sức đề kháng và sức khỏe để chuẩn bị cho quá trình sinh con sau này

Cách sử dụng long nhãn cho phụ nữ mang thai ở những tháng cuối cùng




  • Sử dụng để ăn trực tiếp: Phụ nữ mang thai có thể sử dụng long nhãn trực tiếp như một món ăn vặt. Tuy nhiên, vì có rất nhiều loại long nhãn được cung cấp trên thị trường, chính vì bạn chỉ nên sử dụng trực tiếp loại long nhãn sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để an tâm khi sử dụng. Nếu sử dụng loại long nhãn không đảm bảo, sẽ khiến sức khỏe của bạn và em bé bị ảnh hưởng.
  • Sử dụng long nhãn để pha trà, nấu nước uống: Bạn có thể sử dụng long nhãn để nấu nước uống mỗi ngày. Cách sử dụng: Lấy 10 múi long nhãn, 3 muỗng mật ong nhãn, 10 bông cúc khô đem nấu với 1 lít nước, dùng để uống trong ngày. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, làn da của người phụ nữ mang thai thường rất xấu, chính vì thế, việc sử dụng nước long nhãn chính là giải pháp tốt nhất để chăm sóc làn da khi mang thai
---> Tham khảo chi tiết cách pha trà long nhãn hồng táo trà ở bài viết: http://dacsanphohien.blogspot.com/2017/02/cach-pha-nuoc-la-han-long-nhan-hong-tao.html
  • Sử dụng long nhãn để nấu chè: Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn có thể sử dụng long nhãn nấu chung với hạt sen, tổ yến,..., để tạo thành món chè ngon, có tác dụng bổ huyết, tăng cường sức đề kháng của cơ thể
  • Sử dụng long nhãn để hầm với gà ác, ngải cứu: Đây là vị thuốc rất tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng, phát triển trí não cho thai nhi
  • Sử dụng long nhãn đế nấu cháo: Phụ nữ sau khi sinh thể trạng suy nhược, mệt mỏi, lưỡi đắng, khí huyết hao hụt: Nấu cháo long nhãn hạt sen với gạo nếp để tẩm bổ

Món chè được chế biến từ long nhãn



Với những dẫn chứng như trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ mang thai ở những tháng đầu thì không nên sử dụng long nhãn để tẩm bổ. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, có thể sử dụng long nhãn dưới dạng nước uống hoặc thực phẩm để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, chúng ta cần phải căn cứ vào sức khỏe ở thời điểm đó đồng thời tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên môn để có được liều lượng sử dụng tốt nhất



Bài đăng phổ biến